Thứ Sáu, 27 tháng 8, 2010
Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2010
Thứ Năm, 12 tháng 8, 2010
Thứ Tư, 11 tháng 8, 2010
About “ЛОМО-компакт'”
Quay ngược về lịch sử, vào năm 1991, có hai anh chàng sinh viên người Áo thuộc học viện nghệ thuật Viên tên là Mattias Figl và Volfgang Stransinger đi nghỉ ở Praha – CH Séc. Có lẽ nghèo hay do quên cầm theo máy ảnh nên khi tới Praha, Mattias đã tìm mua được một cái máy ảnh compact cũ của Liên Xô mác “ЛОМО-компакт'” – LOMO compact sản xuất vào những năm 80 - chắc là với giá cực bùn chứ không đắt đỏ như bây giờ!. Thế rôi trong kỳ nghỉ tại Praha, cả hai dùng cái máy đó chụp một sê-ri hình đời thường, snapshot tại đây một cách ngẫu hứng, không để ý đến thông số và kỹ thuật chụp – mà có để ý thì máy Lomo cũng chả có gì để mà chỉnh!!!. Thậm chí sau khi trở lại trường ở Viên, đôi bạn còn tiếp tục nghịch máy trên mái nhà ký túc xá.
”Sử” chép lại rằng: sau khi rửa ảnh, dán chúng lên một tấm pano to, sê-ri các tấm hình ngẫu hứng đã đem lại ấn tượng đặc biệt và tạo một cảm xúc mạnh mẽ cho đám sinh viên nghệ thuật Viên. Những sinh viên này đã quyết định tổ chức một cuộc triển lãm ảnh chụp được từ máy ảnh LOMO, tuy là dân nghệ thuật nhưng với cái đầu nhậy bén về marketing và kinh doanh nên hai sinh viên cùng với đám bạn đã thành lập một tổ chức chính thức để xin trợ cấp của chính quyền thành phố Viên cho cuộc triển lãm. Và Hội Lomo quốc tế (Lomographic Society) đã ra đời vào năm 1993 như vậy đấy!
Lomo thực chất là chữ viết tắt của: Leningradskoje Opticko Mechanitscheskoje Objedinenie. Tiếng Nga là: Ленинградское оптико-механическое объединение(ЛОМО). Thuở ban đầu, nó chỉ là tên của một loại máy ảnh thông thường ra đời vào những năm 70 của thế kỉ trước tại Liên Xô cũ do tổ hợp công nghiệp quang học Leningrad LOMO chế tạo ra. Một kiểu máy ảnh nhái theo các máy compact đang rất thịnh hành thời đó do Nhật Bản sản xuất nhưng với một số khiếm khuyết đặc trưng về ống kính (lens) tạo ra độ nhạy cảm đặc biết với màu đỏ, xanh, vàng,.. Và cũng thật mỉa mai (!?) và kỳ lạ là chính những đặc điểm này lại là mấu chốt để tạo nên phong cách của Lomo.
Trường phái này có gì đặc biệt? Thứ nhất, các ảnh theo phong cách Lomo được chụp bằng máy phim compact LOMO LCA (Lomo Compact Automate) được sản xuất tại Leningrad trước đây và Saint-Peterburg hiện nay và một số máy khác nằm trong danh sách của Hội như Holga, Lomofisheye... Thứ hai, phong cách chụp của trường phái Lomo thật ngẫu hứng, tự do và tùy tiện nhất. Với tư tưởng "hãy chụp vô tư đi, đừng nghĩ nhiều!" của lomo, người chụp không cần quan tâm đến những kiến thức phức tạp về nhiếp ảnh, như tiêu cự , độ cảm quang, khẩu độ v.v. cũng không cần quan tâm đến mình sẽ thu được gì sau lần bấm máy, tất cả chỉ có thể được biết sau khi cuộn phim được rửa, mang đến niềm vui , sự bất ngờ , với những màu sắc mang đậm chất lomo. Hội Lomo đã ra “tuyên ngôn” về Mười nguyên tắc vàng của Lomography:
1. Hãy đem theo máy bất kể bạn đang ở đâu
2. Chụp không kể ngày đêm
3. Đừng lo lomo làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn, vì lomo chính là một phần cuộc sống của bạn
4. Nếu có mục tiêu , hãy tiến sát và bấm máy
5. Không cần lo nghĩ
6. Phải nhanh
7. Không cần suy nghĩ bạn sẽ chụp gì
8. Không cần suy nghĩ bạn đã chụp gì
9. Hãy chụp từ mọi góc độ, thậm chí từ... hông
10. Cuối cùng: đừng quan tâm đến 9 điều trên!!!
Các hình ảnh chụp được theo phong cách lomo thường có những góc nhìn độc đáo; có độ bão hoà màu cao, đặc biệt là 3 màu đỏ, vàng và xanh. Với motto của phong cách lomo : Love and Motion; các ảnh lomo cho ta một cảm giác động (Dynamic) về màu sắc cũng như bố cục khuôn hình. Chơi theo phong cách Lomo là phải làm một sê-ri hình, bởi vậy, tính kể chuyện – essay trong Lomo khá cao và cũng là một đặc điểm của phong cách Lomo. “Bọn Lomo” nói rằng khi tất cả những bức hình của hội viên Lomo được hoà nhập với nhau (trong một cuộc triển lãm chẳng hạn), cuộc sống quanh chúng ta sẽ được thể hiện cực kỳ ấn tượng và độc đáo đến không ngờ!!!
Trở lại với Hiệp hội Lomo, vào năm 1994, sau cuộc triển lãm ảnh của hội tại Matxcova, các thành viên của Hội đã tiếp xúc với đại diện của Tổ hợp LOMO lần đầu tiên. Vào thời gian này, do có nhiều khó khăn trong kinh doanh nên tổ hợp đã chuẩn bị ngừng sản xuất seri máy compact LOMO. Thế nhưng sau cuộc gặp gỡ với các lomographer quốc tế, một bản giao kèo đã được lập ra giữa tổ hợp với Hội lomo quốc tế. Nội dung chủ yếu là tổ hợp sẽ tiếp tục duy trì sản xuất dòng máy LOMO và Hội được độc quyền phân phối các sản phẩm đó. Kể từ đó cho tới nay, Hội Lomo đã trở thành một tổ chức về nhiếp ảnh với đông đảo các thành viên từ khắp các nước trên thế giới tham gia.
Chủ Nhật, 1 tháng 8, 2010
"Dù sao cũng xin một lời...cảm ơn em đã bước qua cuộc đời!"【August 01】
Tình là cơn mộng thắm lúc ban đầu
Rồi nhạt nhoà như nắng phai trong chiều
Tình là muôn ngàn nỗi u sầu
Người đã mang cho anh rất nhiều
Một khi yêu nào có mấy ai ngờ
Người mình yêu sẽ dối gian bao giờ
Để rồi khi tình đã xa mờ
Mình mới hay nhìn theo bỡ ngỡ
Ngày em bước xa cuộc tình
Là ngày anh đã biết thương phận mình
Một thời yêu em thắm thiết
Như con sóng biếc tan trong nuối tiếc
Dù sao cũng xin một lời
Cảm ơn em đã bước qua cuộc đời
Để lòng anh đây mới biết
Một niềm thương đau ngậm ngùi ra sao
Người tình ơi còn có nỗi đau nào
Sợ rằng người còn lãng quên hôm nào
Thì giờ đây người hãy thêm vào
Để trái tim anh thôi thét gào
Dù con tim này đã héo hon rồi
Cạn kiệt tình yêu đã trao cho người
Dù hôm nay lệ thắm môi cười
Lòng vẫn yêu yêu mãi em thôi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)