脏辫的来源说法很多,据说是从 古非洲和埃及就开始流行,又由当时的水手把这种发式带到了加勒比海一带,由于当时牙买加正被英国所殖民,当地的土著印第安人
Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010
Hey...Reggae
脏辫的来源说法很多,据说是从 古非洲和埃及就开始流行,又由当时的水手把这种发式带到了加勒比海一带,由于当时牙买加正被英国所殖民,当地的土著印第安人
Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010
Edwin Land - Polaroid
Thời của tin học và kỹ thuật số người ta dễ quên đi cái tên Polaroid của máy chụp ảnh lấy ngay. Thế nhưng chỉ cách đây hai mươi năm, loại máy chụp ảnh này vẫn còn làm mưa làm gió trong thị trường máy ảnh.
Và khi nói đến loại máy ảnh Polaroid này người ta nhớ ngay đến Edwin Land, nhà phát minh ra loại máy ảnh thần kỳ, người bắt đầu câu chuyện cổ tích về chiếc máy chụp ra ảnh ngay lập tức.
Trong ít nhất 3 thập kỷ liền từ cuối những năm 50 đến đầu những năm 80 của thế kỷ 20, máy ảnh Polaroid đã trải qua một thời kỳ hoàng kim rất dài. Khi đó tất cả những người thích ảnh đều mong muốn có bằng được một chiếc máy Polaroid thần kỳ có thể cho ra ảnh ngay sau khi chụp.
Công ty Polaroid do Edwin Land thành lập cách đây gần 70 năm hiện vẫn còn tồn tại đến bây giờ và vẫn chuyên về sản xuất các loại máy ảnh. Mặc dù máy chụp ảnh lấy ngay đã qua thời kỳ hoàng kim, từ khi xuất hiện máy ảnh kỹ thuật số, nhưng công ty Polaroid vẫn trung thành với các sản phẩm chính của mình là máy chụp ảnh lấy ngay do Edwin Land phát minh.
Không chỉ là ông chủ, là người thành lập công ty Polaroid nổi tiếng, Edwin Land còn được khâm phục là nhà phát minh kỳ tài. Theo số liệu thống kê, hiện nay ông vẫn là một trong năm người có nhiều nhất số lượng bằng sáng chế trên thế giới. Tổng cộng Edwin Land được đăng ký cấp bản quyền cho 533 phát minh khác nhau. Và đương nhiên đại đa số các phát minh sáng chế của ông thuộc về lĩnh vực thiết bị, công nghệ máy chụp ảnh.
Say mê nghiên cứu khoa học
Edwin Land có tên đầy đủ là Edwin Herbert Land. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1909 tại Bridgeport thuộc bang Connecticut, Mỹ. Edwin Land là con trai duy nhất của một thương nhân, ông Harry Land chuyên nghề kinh doanh sắt thép.
Edwin Land đã có được học hành rất bài bản. Theo định hướng của gia đình, Edwin Land sẽ phải học một ngành khoa học rồi sau đó là học quản trị kinh doanh. Năm 1926, khi mới 17 tuổi, Edwin Land bắt đầu vào học khoa vật lý của trường Norwich Free Academi. Chỉ ít lâu sau ông đã chuyển sang trường Harvarrd nổi tiếng hơn.
Ngay từ học kỳ đầu tiên của trường đại học, Edwin Land đã bộc lộ năng khiếu và rất say mê với lĩnh vực vật lý. Chàng sinh viên trẻ Edwin Land đã được trực tiếp tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của trường.
Một trong những đề tài đầu tiên mà Edwin Land đã tham gia là nghiên cứu phát triển vật liệu cho phim và giấy ảnh. Đây chính là những cơ sở đầu tiên, cả về lí thuyết lẫn thực nghiệm để ông có vô số những phát minh để đời trong lĩnh vực ảnh. Edwin Land say sưa nghiên cứu khoa học, nhưng ông lại là con người của thực tiễn. Phần lớn thời gian của ông được dành cho phòng thí nghiệm chứ không phải là cho sách vở.
Năm 1932, tại Hội đồng Khoa học của trường Havard, Edwin Land đã công bố một phát minh rất quan trọng. Đó là việc ông đã chế tạo được loại màng lọc phân cực ánh sáng có tính năng tốt và lại rẻ tiền từ vật liệu nhân tạo.
Edwin Land nổi tiếng từ đó. Ông đặt tên cho sản phẩm là Polaroid và đăng ký thương hiệu cho cái tên đó tại cơ quan bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Điểm đặc biệt dễ nhận thấy trong con người nhà khoa học Edwin Land là ông luôn tìm cách đưa những phát minh của mình vào thực tế cuộc sống. Với ông điều đó quan trọng và hấp dẫn hơn nhiều lần việc hoàn thiện hay phát triển các mệnh đề, các lý thuyết.
Ngay trong năm 1932 Edwin Land đã có một quyết định mà rất nhiều người cho là dũng cảm và bất ngờ, nhưng có lẽ đối với Edwin Land thì không hẳn như vậy. Ông quyết định thôi học tại trường Harvard, dù lúc đó đang học năm cuối cùng.
Cùng với nhà nghiên cứu Georg Wheelwright, Edwin Land thành lập một trung tâm nghiên cứu tư nhân mang tên Land - Wheelwright Laboratorie. Trung tâm này chú trọng nghiên cứu áp dụng các sản phẩm màng lọc phân cực ánh sáng cho các loại ống kính camera, dụng cụ quang học.
Ý tưởng vĩ đại từ lời đề nghị của con gái
Năm 1937 trung tâm nghiên cứu Land-Wheelwright Laboratorie được chuyển thành công ty Polaroid có trụ sở đặt tại thành phố
Mọi nghiên cứu của ông đều hướng tới thị trường, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Edwin Land dành nhiều công sức để áp dụng màng lọc đặc biệt cho việc sản xuất các loại kính đặc biệt dùng để làm kính râm, kính đèn pha ô tô,...
Câu chuyện về việc phát minh ra những chiếc kính râm chống nắng của Edwin Land cũng rất thú vị vì hoàn toàn ngẫu nhiên. Trong một lần đi câu, một người bạn ông có đem theo một cái màng lọc ánh sáng mang tên Polaroid của Edwin Land tặng. Ông bạn phấn khởi kể lại nhờ cái màng Polaroid này mà ông không bị phản chiếu khi nhìn cá dưới nước. Do vậy số lần câu trúng cá tăng hơn rất nhiều.
Edwin Land rất nhanh nhạy, ngay lập tức đã nghĩ đến việc sản xuất kính cho những người đi câu cá. Những chiếc kính râm này lúc đầu chỉ có bán trong các cửa hàng chuyên bán dụng cụ cho người đi câu. Nhưng chẳng mấy chốc tiếng lành đồn xa rất nhiều người đã tìm mua loại kính chống chói nắng rất hiệu quả này.
Thành công lớn đầu tiên của Edwin Land trên thị trường là việc ông đã ký được hợp đồng cùng sản xuất kính râm chống nắng với hãng sản xuất dụng cụ quang học “American Optical”. Đây là hợp đồng độc quyền cho thương hiệu kính Polaroid. Sau này các hãng khác muốn sử dụng loại sản phẩm này đều phải mua lại lixăng. Kể từ đó kính râm chống nắng của Polaroid đã có mặt khắp nơi.
Năm 1939 số kính râm Polaroid bán ra đã vượt qua con số 1 triệu chiếc. Doanh thu rất lớn từ bán kính đã giúp cho Edwin Land có một cơ sở tài chính vững chắc để tiếp tục có những sản phẩm mới. Kính râm Polaroid luôn được cải tiến và hoàn thiện.
Việc áp dụng thành công vượt quá mong đợi cả về tài chính lẫn ứng dụng khoa học này đã là động lực rất lớn để Edwin Land mạnh dạn đầu tư cho các nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất các loại ống kính camera cũng như các loại màn hình chống phản quang sau này.
Giống như sự ra đời của chiếc kính râm, máy chụp ảnh lấy ngay bắt nguồn từ ý tưởng của con gái Edwin Land. Vào kỳ nghỉ đông năm 1943, Edwin Land cùng cả nhà đi nghỉ tại Santa Fee. Một lần sau khi chụp ảnh, cô con gái Jennifer mới 3 tuổi của Edwin Land hỏi ông: “Bố ơi, con có xem ảnh được ngay không?”. Dù rất muốn, nhưng với công nghệ ảnh và máy ảnh lúc đó, Edwin Land đã không thể chiều cô con gái rượu của mình.
Thế nhưng chính câu hỏi của con gái đã ám ảnh Edwin Land suốt những ngày nghỉ còn lại. Ông quyết tâm nghiên cứu tìm cách chế tạo bằng được loại máy chụp ảnh lấy ngay như mong muốn của cô con gái.
Sau 3 năm miệt mài thử nghiệm, ngày 21/2/1947, một sự kiện đã gây chấn động không chỉ trong dân chúng mà cả trong giới nghiên cứu và giới chụp ảnh. Lần đầu tiên thế giới chứng kiến một chiếc máy chụp ảnh lấy ngay do nhà nghiên cứu tài ba Edwin Land phát minh. Chỉ chưa đầy một phút sau khi chụp, máy ảnh Polaroid đã cho ra tấm ảnh chụp mà không cần bất kỳ động tác tráng phim rửa ảnh trong phòng ảnh như với loại máy chụp ảnh thông thường.
Điều mấu chốt ở đây là Edwin Land đã thành công trong việc kết hợp liền giữa phim và giấy ảnh làm một. Công việc rửa ảnh được thực hiện tự động trong một khoang tối nhỏ được thiết kế gắn vào một máy ảnh thông thường. Việc phát minh ra máy ảnh Polaroid chụp lấy ngay cùng với sự phát minh ra vô tuyến truyền hình được đánh giá là hai phát minh quan trọng nhất trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Xây dựng tập đoàn Polaroid
Là một nhà khoa học tài ba nhưng lại một lần nữa Edwin Land đã chứng tỏ sự nhạy cảm của mình trong kinh doanh. Ông thấy rõ lợi thế của mình và cả một tiềm năng thị trường máy chụp ảnh lấy ngay vô cùng lớn, không chỉ trong đời sống mà còn phục vụ cho các ngành nghiên cứu và các ngành kinh tế khác.
Ngay sau khi phát minh ra máy ảnh Polaroid, Edwin Land đã tập trung mọi nguồn lực để vừa song song phát triển máy chụp ảnh lấy ngay, vừa mở dây chuyền sản xuất đại trà loại máy này. Edwin Land đã thu hút được nhiều nhà nghiên cứu tài năng cùng với những người thợ kỹ thuật lành nghề.
Cũng ngay từ đầu, Edwin Land đã thuyết phục được nhà nhiếp ảnh trứ danh Ansel Adams về làm cho mình. Một mặt ông này sẽ cố vấn cho Edwin Land về mặt kỹ thuật, mặt khác tên tuổi của nhà nhiếp ảnh sẽ đem lại những hiệu ứng Marketing tích cực cho loại sản phẩm Polaroid lần đầu xuất hiện trên thị trường.
Edwin Land vừa là người chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm và là người quản lý doanh nghiệp. Có thể hình dung trong tập đoàn Polaroid dưới sự chèo lái tài ba của Edwin Land có hai dây chuyền hoạt động không nghỉ. Một dây chuyền chuyên phát minh, sáng chế. Một dây chuyền chuyên sản xuất máy ảnh. Năm 1948 chiếc máy chụp ảnh lấy ngay lần đầu tiền có bán cho người tiêu dùng với giá 89,90 USD. Chưa đầy 8 năm sau, Edwin Land đã bán được chiếc máy thứ 1 triệu.
Năm 1961 các kỹ sư thiết kế của Polaroid đã hoàn thiện máy ảnh Polaroid phục vụ cho các nhà khoa học thám hiểm vũ trụ. Năm 1963, Polaroid chụp ảnh màu cũng đã xuất hiện trên thị trường. Từ những năm 1970, Polaroid đã trở thành tập đoàn sản xuất máy ảnh lớn thứ hai thế giới với chi nhánh, văn phòng đại diện tại 134 nước trên thế giới.
Năm 1977, kỷ niệm bằng sáng chế thứ 500 của mình được công nhận, ông chủ tập đoàn Polaroid, Edwin Land đã cho trưng bày một chiếc máy ảnh to đúng bằng một căn phòng để trong viện bảo tàng nghệ thuật Boston. Chiếc máy ảnh khổng lồ này sẽ chỉ cho các nhà nhiếp ảnh hàng đầu sử dụng chụp lại các tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của thế giới.
Theo TBKTVN
Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010
Sometimes
Imagine Me Without You
As long as stars shine down from heaven
And the rivers run into the sea
'Til the end of time, forever
You're the only love I'll need
In my life, you're all that matters
In my eyes, the only truth I see
When my hopes and dreams have shattered
You're the one that's there for me
When I found you I was blessed
And I will never leave you
I need you
Chorus:
Imagine me without you
I'd be lost and so confused
I wouldn't last a day
I'd be afraid without you there to see me through
Imagine me without you
Lord, you know it's just impossible
Because of you
It's all brand new
My life is now worth while
I can't imagine me without you
Verse 2:
When you caught me I was falling
Your love lifted me back on my feet
It was like you heard my calling
And you rushed to set me free
When I found you I was blessed
And I will never leave you
I need you
Chorus
When I found you I was blessed
And I will never leave you
I need you
Chorus
I can't imagine me without you
Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010
Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010
Thứ Hai, 14 tháng 6, 2010
"Love the way you lie"
- Eminem feat Rihanna -
[Chorus - Rihanna]
Just gonna stand there and watch me burn
Well that's alright because I like the way it hurts
Just gonna stand there and hear my cry
Well that's alright because I love the way you lie
Love the way you lie
[Verse 1 - Eminem]
I can't tell you what it really is
I can only tell you what it feels like
And right now there's a steel knife in my windpipe
I can't breathe but I still fight all I can fight
As long as the wrong feels right it's like I'm in flight
High off on love, drunk from my hate
It's like I'm huffin' paint and I love it
The more I suffer, I suffocate
Right before I'm about to drown, she resuscitates
Me, she fuckin' hates me, and I love it, Wait!
Where you going? I'm leaving you.
No you ain't. Come back. We're running right back
Here we go again, it's so insane
Cuz when it's going good, it's going great
I'm Superman with the wind in his back
She's lois lane and it's bad, it's awful
I feel so ashamed, I snap "Who's that dude?"
I don't even know his name
I laid hands on him, I never stood so low again
I guess I don't know my own strength
[Chorus - Rihanna]
Just gonna stand there and watch me burn
Well that's alright because I like the way it hurts
Just gonna stand there and hear my cry
Well that's alright because I love the way you lie
I love the way you lie
I love the way you lie
[Verse 2 - Eminem]
You ever love somebody so much,
you could barely breathe when you with 'em?
You meet, and neither one of you even know it hit 'em
Got that warm fuzzy feeling, yeah them chills you still get 'em
Now you gettin' fuckin' sick of lookin' at 'em
You swore you'd never hit 'em, never do nothing to hurt 'em
Now you're in each other's face spewing venom in your words when you spit 'em
You push, pull each other's hair, scratch, claw, bit 'em
Throw 'em down, pin 'em, so lost in the moments when you're with 'em
Mr .(?). is the culprit ..(?)..
Shawty say, you'd best to go your separate ways
Guess that they don't know ya cuz today,
That was yesterday, yesterday is over and it's a different day
Sound like broken records playing over
But you promised her, next time you'd show restraint
You don't get another chance
Life is no nitendo game, but you lied again
Now you get to watch her leave out the window
Guess that's why they call it "window pane"
[Chorus - Rihanna]
Just gonna stand there and watch me burn
Well that's alright because I like the way it hurts
Just gonna stand there and hear my cry
Well that's alright because I love the way you lie
I love the way you lie
I love the way you lie
[Verse 3 - Eminem]
Now I know we said things, did things that we didn't mean
And we fall back into the same patterns, same team
But your temper's just as bad as mine is
You're the same as me
When it comes to love you're just as blinded
Baby please come back, it wasn't you. Baby it was me.
Maybe our relationship isn't as crazy as it seems
Maybe that's what happens when a tonrado meets a volcano
All I know is I love you too much, to walk away now
Come inside, pick up your bags off the sidewalk
Don't you hear sincerity in my voice when I talk?
I told you this is my fault, look me in the eyeball
Next time I'm pissed, I'll aim my fist at the drywall
Next time? There won't be no next time
I apologize, even though I know it's lies
I'm tired of the games, I just want her back. I know I'm a liar
If she ever tries to fuckin' leave again,
Ima tie her to the bed and set this house on fire
Just gonna
[Chorus - Rihanna]
Just gonna stand there and watch me burn
Well that's alright because I like the way it hurts
Just gonna stand there and hear my cry
Well that's alright because I love the way you lie
I love the way you lie
I love the way you lie
Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010
Bob Marley
Dùng lời diễn tả thật giản đơn, Bob Marley là nghệ sĩ reggae duy nhất có những thành tựu ở tầm cỡ siêu sao quốc tế. Trong khi đưa âm thanh đậm chất rock, kết hợp với những chủ đề ca khúc châu Phi, Marley vẫn không bao giờ xao lãng đến nội dung thông điệp chuyển tải trong mỗi bài hát – đó là âm nhạc & chính trị và niềm tin tôn giáo.
Ông truyền cảm hứng cho vô vàn nghệ sĩ từ Stevie Wonder đến The Clash, và album Exodus phát hành năm 1977 do Bob tự mình sản xuất đã được đánh giá là album reggae vĩ đại nhất.
Robert Nesta Marley sinh ngày 6/2/1945 tại một hạt nghèo ở Jamaica. Gia đình ông chuyên chăn nuôi gà và dê, họ nghèo tới mức sử dụng luôn một lỗ hổng trên mặt đất làm toilet. Mẹ là người da đen, con gái một tiểu chủ và cha là người da trắng, một quan chức chính phủ. Cha mẹ sớm bất hoà và chia tay khiến tuổi thơ của Bob không hề êm ả.
Ở tuổi teen, Marley dành phần lớn thời gian trên những góc phố, cùng hát hoà âm với những người bạn như Peter Tosh, Bunny Wailer' Livingstone và Junior Braithwaite. Một ca sĩ trẻ là Desmond Dekker đã giới thiệu bạn mình cho Jimmy Cliff, và sau đó là nhà sản xuất hàng đầu Leslie Kong. Marley và bạn bè thân thiết thu âm hai ca khúc, Judge Not và One Cup Of Coffee, sau này được phát hành dưới dạng đĩa đơn.
Tự gọi mình là Wailing Wailers, nhóm nhạc đã ký được một hợp đồng biểu diễn và thu âm hơn 20 single trong suốt khoảng thời gian 1963 – 1967. Năm 1966, Marley kết hôn với Rita Anderson, một người Rastafaria (giáo phái gốc Jamaica) và bắt đầu chú tâm vào tôn giáo của cô. Sau những mâu thuẫn, ban nhạc chia tay với Dodd và ra đời hãng thu âm riêng Wailing Soul (sau gọi là Tuff Gong). Cuộc gặp giữa nhóm với nhà sản xuất người Jamaica gàn dở nhưng tài năng Lee 'Scratch' Perry đã thay đổi tương lai của họ.
Perry đã giúp ban nhạc đến với kiểu âm thanh khác lạ. Họ cùng nhau sản xuất một số album reggae vĩ đại đầu tiên (Soul Rebel và Soul Revolution). Năm 1971, sau khi chia tay với thành viên trong ban nhạc Johnny Nash tại Thuỵ Điển, Marley bắt đầu cảm thấy buồn nản trên con đường âm nhạc. Thông qua Nash, CBS tại Anh phát hành Reggae on Broadway của Marley, và nhóm Wailers tới London, thu hút sự chú ý của nhiều nhà sản xuất, các ông chủ hãng ghi âm và cả hãng chuyên về reggae, Chris Blackwell of Island Records. Ban nhạc ký hợp đồng dài hạn với Blackwell và kết quả là album đầu tay cho hãng – Catch A Fire – xuất bản năm 1972 kết hợp nhiều thể loại âm nhạc rock, soul, bluse và reggae – đã được giới phê bình đánh giá cao.
Những tour lưu diễn tại Anh và Mỹ diễn ra liên tục sau đó (1973) nhưng Tosh và Wailer nhanh chóng chia tay với nhóm do lịch trình làm việc quá nặng nề. Blackwell tiếp tục xu hướng đưa Marley lên vị trí ngôi sao.
Bản ballad No Woman No Cry là một ca khúc nổi bật trong album phát hành năm 1974 của Marley mang tên Natty Dread. Chính nhạc phẩm này đã đưa ông và cả thể loại nhạc reggae có chỗ đứng trên bản đồ giải trí thế giới.
Giai đoạn tiếp theo khá khó khăn với cuộc sống và sự nghiệp âm nhạc của Marley. Tại Anh, ông phải đối mặt với nạn phân biệt màu da, trong khi ở Jamaica, một số nhà phê bình đã chỉ trích âm nhạc của Bob hời hợt, quá thiên về thương mại. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là, Marley đã giành được sự ngưỡng mộ của đông đảo khán giả thích thú reggae trên toàn cầu.
Năm 1976, tại Jamaica xảy ra những cuộc bạo động trước bầu cử, căng thẳng leo thang. Chỉ vài tuần trước khi một buổi hoà nhạc mang tính chất chính trị được tổ chức, các tay súng bịt mặt đã tấn công gia đình Marley ở Hope Road, hai vợ chồng ông bị thương. Riêng Marley bị đạn bắn trúng tay, ảnh hưởng tới khả năng chơi guitar. Bạn ông là Peter Tosh sau đó bị ám sát.
Sự nghiệp của Marley khôi phục vào năm 1977 với việc phát hành album Exodus. Một ca khúc (Is this Love) của album đã lọt vào top 10 tại Anh. Năm 1977, Marley lại phải từ giã sân khấu sau cuộc phẫu thuật khối u ác tính ở chân.
Marley bắt đầu tìm thấy nguồn cảm hứng mới ở châu Phi. Tour lưu diễn thế giới năm 1978 mang ông tới Gabon. Album Survival năm 1979 thể hiện rõ sự trải nghiệm này, bao gồm cả Zimbabwe, vùng đất tự do – chủ đề ngợi ca của rất nhiều nghệ sĩ châu Phi. Marley được mời đến biểu diễn trong lễ hội kỷ niệm ngày độc lập của Zimbabwe năm 1980. Album Uprising ra đời cùng năm lại một lần nữa mang đậm dấu ấn âm nhạc châu Phi trong đó ca khúc Could You Be Loved thành hit tại Anh.
Đáng tiếc, album này cũng là tác phẩm cuối cùng của Marley. Tháng 9/1980, Marley bị đột quỵ khi đang tập chạy tại Công viên trung tâm ở New York. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh ung thư. Marley qua đời vào ngày 11/5/1981. Chính phủ Jamaica không chỉ trao ông Huân chương danh dự, mà còn quyết định tổ chức đám tang cho Marley theo nghi lễ quốc gia. Tham dự có Thủ tướng và cả Lãnh đạo đảng đối lập. Thi thể Marley được đưa về nơi ông sinh ra ở Nine Mile, phía bắc hòn đảo.
Bob Marley qua đời khi mới 36 tuổi, nhưng con sư tử của reggae, huyền thoại của âm nhạc Jamaica, vẫn còn được nhắc tới tận bây giờ.
Bob Marley - a legend
Năm 1980, trong một chuyến lưu diễn cuối cùng, vào một buổi sáng khi Bob đang chạy thể dục trong công viên trung tâm NewYork, ông đã đổ gục xuống với những khối ung thư đã lan đến não, phổi và gan. Bob Marley đã từ giã cõi đời vào ngày 11 tháng 5 năm 1981. Thế giới âm nhạc đã mất đi một trong những đại diện chân thật và tài năng nhất, một sứ giả của âm nhạc toàn cầu.
Thử hỏi trên đời này có mấy ai mà một mình có thể làm rạng danh cả một dòng nhạc ? Elvis Presley có thể coi là biểu tượng duy nhất của nhạc rock không ? John Lennon đâu kém vĩ đại. Có phải mỗi cái tên Marvin Gaye cũng đủ người ta hình dung ngay đến R&B? Đồng nghiệp của CurtisMayfield có khi còn lừng lẫy hơn.
Danh hiệu của bà hoàng nhạc soul có phải chỉ dành cho Aretha Flanklin? Chỉ mười năm sau thời hoàng kim của bà đã có một nữ hoàng khác chiếm ngôi là Diana Ross.
Vậy ai có thể làm hơn Bob Marley, khi chỉ một mình cái tên của ông thôi cũng đủ là biểu tượng vĩ đại nhất của nhạc reggae. Ngọn lửa sống của biểu tượng này đã tắt vào ngày 11 tháng 5 năm 1981 nhưng raggae không hề chết. Những gì mà Bob Marley làm không chỉ đủ để lưu danh ông thành huyền thoại mà còn là một di sản vô giá để hậu duệ của ông thường hưởng và phát huy thành reggae của ngày nay. Kỷ niệm 24 năm ngày mất của Bob Marley cũng là dịp quí giá để hồi niệm lại một con người đã từng là lãnh đạo tinh thần của cả một dân tộc và một thế hệ.
Trước hết chúng ra hãy dành một khoảng khắc để giở lại trang sử của reggae , một lịch sử có thể được kẻ qua hình ảnh kiểu tóc dài được tết thành lọn của những gã Rasta mà ngày nay đã trở thành mốt đối với nhiều người phương Tây. Ảnh hưởng về văn hoá và tinh thần của lối sống Rastafari đối với nhạc reggae sâu sắc đến nỗi thật khó hình dung Rastafari lại thiếu reggae và ngược lại. Khi tinh thần Rastafari nổi lên từ những khi ghetto vào cuối những năm 30 ở Kingston, thủ đô của Jamaica thì ngay lập tức tinh thần này đã trở thành chiếc cầu nối giúp những người Phi lưu lạc hướng về tổ quốc Ethiopi xa xôi, để tônthờ vị hoàng đế mới lên ngôi của mình có tên là Ras Tafari Makkonen. Văn hoá Rastafari không chỉ tồn tại trong đất nước Jamaica mà còn lan rộng đến nhiều nơi trên Thế giới. Đất nước Jamaica có một môi trường chính trị và xã hội phân cực, nơi mà người Raista phải chịu sự phân biệt đối xử và kỳ thị. Nhà chức trách tấn công nơi cư trú của họ, coi họ là một thành phần kỳ dị của xã hội.
Với nỗi đau bị ruồng rãy, những Rastamen đã tìm thấy cho mình một phép màu để xoa dịu, để gào thét phẫn nộ, để nuôi sống tinh thần đang bị kìm hãm, đó là nhạc reggae với Bob Marley được coi là người con kiệt suất nhất. Bob Marley đã làm say đắm cả thế giới với những giai điệu nhiịp nhàng, tinh khiết và có phần lạ lẫm với lời ca mạnh mẽ và khẳng khái. Hình ảnh và danh tiếng của Bob Marley đã làm thay đổi cách nhìn phiếm diện của người Rasta.
Bob Marley được sinh ra tại thành phố Tronchtown của Jamaica với một dòng máu được kết hợp giữa một người cha da trắng và một người mẹ da đen. Tên đầy đủ của ông là Robert Nesta Marley. Bob Marley đã bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 16 tuổi vùng 2 người bạn thân là Bunny Livingston và Peter Tosh. Nhóm 3 người này đã mang nặng ảnh hưởng của những nhóm nhạc Mỹ thời đó như Driffters, Sam Cooke và cả ca sỹ đồng quê Jim Reeves.
Bob đã ra đĩa hát đầu tiên có nhan đề là JUDGE NOT cùng the Wailers Rude Boys, tên của ban nhạc vào thời điểm đó sau này được đổi tên thành The Wailers, Bob Marley và những người bạn mới bắt đầu thử nghiệm mới qua việc hoà nội dung chính trị với những ca khúc cover rất hay thời đó là " And I love her", và "What's the New Pussycats". Trước khi Bob Marley nổi danh thì nhịp điệu ska có tiết tấu nhanh đang rất thịnh hành ở Jamaica. The Wailers đã sáng tạo ra một thể loai mới có tên gọi là "rude boy music" bằng cách làm chậm lại nhịp điệu của ska. Sự chuyển mình của reggae được đánh dấu bằng sự ra đời của "rock steady",nhịp điệu chậm hơn nữa của "rude boy music". Chính vào giai đoạn này, Bob mới có những sáng tác riêng của mình.
Tuy vậy, cho đến năm 1973, Bob Marley mới có cơ hội ghi âm đĩa hát chuyên nghiệp đầu tiên khi kí hợp đồng với hãng đĩa danh tiếng Island Records. Album CATCH A FIRE gồm những ca khúc nổi bật như "Stir It up" và " Stop the train" đã đưa reggae ra mắt với toàn thế giới. Cùng với The Wailers, Bob Marley viết nên những lời ca sâu sắc đi kèm bởi nhịp trống và bass mạnh mẽ vang lên như muốn vực dậy những con người bất hạnh vượt qua sự thất vọng của một xã hội nhiễu phương tràn ngập tham nhũng và những hành động đàn áp sắc tộc bẩn thỉu. Một nhạc sỹ reggae đã nói " Khi phải chịu đựng sự bất công và nạn phân biệt chủng tộc thì âm nhạc đến với người Rasta như thức ăn, Họ tìm đến những giai điệu để tìm thấy bản thân mình".
Và năm 1974, sau khi Tosh và Livingston chia tay với nhóm thì Rita, vợ của Bob Marley cùng nhóm nhạc của mình là I-Three đã gia nhập vào The Wailers. Ngay sau đó, Bob Marley đã phát hành album NATTY DREAD với những ca khúc nhanh chóng trở thành kinh điển như " No woman no cry","Live up yourself". Ẻric Clapton đã từng có 1 hit single với ca khúc cover " I shot the Sheriff" của Bob. Vào cuối năm 70, Bob tiếp tục cho ra đời những hit thành công rực rỡ như " Exodus", " Waiting in vain","Jamming" và " Ís this love".. Những album như RASTAMAN VIBRATIONS và EXDUS là những sự bùng nổ về thương mại ở Mỹ.
Năm 1977 là năm định mệnh đối với Bob. Trong một chuyến lưu diễn ở châu Âu, Bob và những người bạn trong The Wailers chơi một trận bóng đá giao hữu với 1 đội bóng gồm những nhà báo Pháp. Bob bị chấn thương trong trận đấu này. Trong quá trình điều trị chấn thương, người ta đã phát hiện những tế bào ung thư trong cơ thể ông. Bob đã cương quyết từ chối giải phẫu. Năm 1978, mặc cho sức khoẻ đi xuống Bob vẫn tiếp tục lên đường đi lưu diễn. Đặc biệt nhất là buổi biểu diễn thành công vang dội tại Maon Square Garden ở New York. Để kỉ niệm sự kiện này Bob Marley đã ghi âm album BABYLON BY BUS. Đây là album thu trực tiếp thành công vang dội nhất trong lịch sử nhạc reggae. Cùng năm đó Bob Marley đã tổ chức một buổi hoà nhạc vì hoà bình tại thủ đô Kingston của Jamaica và 1 buổi biểu diễn từ thiện ủng hộ cho phong trào đấu tranh tự do của châu Phi. Những chuyến lưu diễn bất tận đó cũng là tiếng chuông báo hiệu sự ra đi của Bob Marley.
Năm 1980, trong một chuyến lưu diễn cuối cùng , vào một buổi sáng khi Bob đang chạy thể dục tại công viên trung tâm NewYork, ông đã đổ gục xuống với những khối u thư đã lan đến não, phổi và gan. Bob Marley đã từ giã cuộc dời 8 tháng sau đó, vào ngày 11 tháng 5 nưam 1981. Thế giới âm nhạc đã mất đi một trong những đại diện chân thật và tài năng nhất, một con người đa từ khu phố nghèo ở Trenchtown vươn lên khoác trên mình chiếc áo của một sứ giả âm nhạc toàn cầu.
Di sản âm nhạc của Bob Marley để lại quá lớn, không chỉ trong vô số các ca khúc mà ngày nay người ta vẫn còn được nghe dưới dạng phiên bản được remaster mà còn hiện diện trong tinh thần mà Bob đã thổi vào dòng nhạc này, để nó vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay...
- Tạp chí âm nhạc -