Nhãn

Thứ Tư, 9 tháng 6, 2010

Bob Marley - a legend

Năm 1980, trong một chuyến lưu diễn cuối cùng, vào một buổi sáng khi Bob đang chạy thể dục trong công viên trung tâm NewYork, ông đã đổ gục xuống với những khối ung thư đã lan đến não, phổi và gan. Bob Marley đã từ giã cõi đời vào ngày 11 tháng 5 năm 1981. Thế giới âm nhạc đã mất đi một trong những đại diện chân thật và tài năng nhất, một sứ giả của âm nhạc toàn cầu.

Thử hỏi trên đời này có mấy ai mà một mình có thể làm rạng danh cả một dòng nhạc ? Elvis Presley có thể coi là biểu tượng duy nhất của nhạc rock không ? John Lennon đâu kém vĩ đại. Có phải mỗi cái tên Marvin Gaye cũng đủ người ta hình dung ngay đến R&B? Đồng nghiệp của CurtisMayfield có khi còn lừng lẫy hơn.
Danh hiệu của bà hoàng nhạc soul có phải chỉ dành cho Aretha Flanklin? Chỉ mười năm sau thời hoàng kim của bà đã có một nữ hoàng khác chiếm ngôi là Diana Ross.


Vậy ai có thể làm hơn Bob Marley, khi chỉ một mình cái tên của ông thôi cũng đủ là biểu tượng vĩ đại nhất của nhạc reggae. Ngọn lửa sống của biểu tượng này đã tắt vào ngày 11 tháng 5 năm 1981 nhưng raggae không hề chết. Những gì mà Bob Marley làm không chỉ đủ để lưu danh ông thành huyền thoại mà còn là một di sản vô giá để hậu duệ của ông thường hưởng và phát huy thành reggae của ngày nay. Kỷ niệm 24 năm ngày mất của Bob Marley cũng là dịp quí giá để hồi niệm lại một con người đã từng là lãnh đạo tinh thần của cả một dân tộc và một thế hệ.

Trước hết chúng ra hãy dành một khoảng khắc để giở lại trang sử của reggae , một lịch sử có thể được kẻ qua hình ảnh kiểu tóc dài được tết thành lọn của những gã Rasta mà ngày nay đã trở thành mốt đối với nhiều người phương Tây. Ảnh hưởng về văn hoá và tinh thần của lối sống Rastafari đối với nhạc reggae sâu sắc đến nỗi thật khó hình dung Rastafari lại thiếu reggae và ngược lại. Khi tinh thần Rastafari nổi lên từ những khi ghetto vào cuối những năm 30 ở Kingston, thủ đô của Jamaica thì ngay lập tức tinh thần này đã trở thành chiếc cầu nối giúp những người Phi lưu lạc hướng về tổ quốc Ethiopi xa xôi, để tônthờ vị hoàng đế mới lên ngôi của mình có tên là Ras Tafari Makkonen. Văn hoá Rastafari không chỉ tồn tại trong đất nước Jamaica mà còn lan rộng đến nhiều nơi trên Thế giới. Đất nước Jamaica có một môi trường chính trị và xã hội phân cực, nơi mà người Raista phải chịu sự phân biệt đối xử và kỳ thị. Nhà chức trách tấn công nơi cư trú của họ, coi họ là một thành phần kỳ dị của xã hội.


Với nỗi đau bị ruồng rãy, những Rastamen đã tìm thấy cho mình một phép màu để xoa dịu, để gào thét phẫn nộ, để nuôi sống tinh thần đang bị kìm hãm, đó là nhạc reggae với Bob Marley được coi là người con kiệt suất nhất. Bob Marley đã làm say đắm cả thế giới với những giai điệu nhiịp nhàng, tinh khiết và có phần lạ lẫm với lời ca mạnh mẽ và khẳng khái. Hình ảnh và danh tiếng của Bob Marley đã làm thay đổi cách nhìn phiếm diện của người Rasta.

Bob Marley được sinh ra tại thành phố Tronchtown của Jamaica với một dòng máu được kết hợp giữa một người cha da trắng và một người mẹ da đen. Tên đầy đủ của ông là Robert Nesta Marley. Bob Marley đã bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 16 tuổi vùng 2 người bạn thân là Bunny Livingston và Peter Tosh. Nhóm 3 người này đã mang nặng ảnh hưởng của những nhóm nhạc Mỹ thời đó như Driffters, Sam Cooke và cả ca sỹ đồng quê Jim Reeves.


Bob đã ra đĩa hát đầu tiên có nhan đề là JUDGE NOT cùng the Wailers Rude Boys, tên của ban nhạc vào thời điểm đó sau này được đổi tên thành The Wailers, Bob Marley và những người bạn mới bắt đầu thử nghiệm mới qua việc hoà nội dung chính trị với những ca khúc cover rất hay thời đó là " And I love her", và "What's the New Pussycats". Trước khi Bob Marley nổi danh thì nhịp điệu ska có tiết tấu nhanh đang rất thịnh hành ở Jamaica. The Wailers đã sáng tạo ra một thể loai mới có tên gọi là "rude boy music" bằng cách làm chậm lại nhịp điệu của ska. Sự chuyển mình của reggae được đánh dấu bằng sự ra đời của "rock steady",nhịp điệu chậm hơn nữa của "rude boy music". Chính vào giai đoạn này, Bob mới có những sáng tác riêng của mình.

Tuy vậy, cho đến năm 1973, Bob Marley mới có cơ hội ghi âm đĩa hát chuyên nghiệp đầu tiên khi kí hợp đồng với hãng đĩa danh tiếng Island Records. Album CATCH A FIRE gồm những ca khúc nổi bật như "Stir It up" và " Stop the train" đã đưa reggae ra mắt với toàn thế giới. Cùng với The Wailers, Bob Marley viết nên những lời ca sâu sắc đi kèm bởi nhịp trống và bass mạnh mẽ vang lên như muốn vực dậy những con người bất hạnh vượt qua sự thất vọng của một xã hội nhiễu phương tràn ngập tham nhũng và những hành động đàn áp sắc tộc bẩn thỉu. Một nhạc sỹ reggae đã nói " Khi phải chịu đựng sự bất công và nạn phân biệt chủng tộc thì âm nhạc đến với người Rasta như thức ăn, Họ tìm đến những giai điệu để tìm thấy bản thân mình".

Và năm 1974, sau khi Tosh và Livingston chia tay với nhóm thì Rita, vợ của Bob Marley cùng nhóm nhạc của mình là I-Three đã gia nhập vào The Wailers. Ngay sau đó, Bob Marley đã phát hành album NATTY DREAD với những ca khúc nhanh chóng trở thành kinh điển như " No woman no cry","Live up yourself". Ẻric Clapton đã từng có 1 hit single với ca khúc cover " I shot the Sheriff" của Bob. Vào cuối năm 70, Bob tiếp tục cho ra đời những hit thành công rực rỡ như " Exodus", " Waiting in vain","Jamming" và " Ís this love".. Những album như RASTAMAN VIBRATIONS và EXDUS là những sự bùng nổ về thương mại ở Mỹ.


Năm 1977 là năm định mệnh đối với Bob. Trong một chuyến lưu diễn ở châu Âu, Bob và những người bạn trong The Wailers chơi một trận bóng đá giao hữu với 1 đội bóng gồm những nhà báo Pháp. Bob bị chấn thương trong trận đấu này. Trong quá trình điều trị chấn thương, người ta đã phát hiện những tế bào ung thư trong cơ thể ông. Bob đã cương quyết từ chối giải phẫu. Năm 1978, mặc cho sức khoẻ đi xuống Bob vẫn tiếp tục lên đường đi lưu diễn. Đặc biệt nhất là buổi biểu diễn thành công vang dội tại Maon Square Garden ở New York. Để kỉ niệm sự kiện này Bob Marley đã ghi âm album BABYLON BY BUS. Đây là album thu trực tiếp thành công vang dội nhất trong lịch sử nhạc reggae. Cùng năm đó Bob Marley đã tổ chức một buổi hoà nhạc vì hoà bình tại thủ đô Kingston của Jamaica và 1 buổi biểu diễn từ thiện ủng hộ cho phong trào đấu tranh tự do của châu Phi. Những chuyến lưu diễn bất tận đó cũng là tiếng chuông báo hiệu sự ra đi của Bob Marley.

Năm 1980, trong một chuyến lưu diễn cuối cùng , vào một buổi sáng khi Bob đang chạy thể dục tại công viên trung tâm NewYork, ông đã đổ gục xuống với những khối u thư đã lan đến não, phổi và gan. Bob Marley đã từ giã cuộc dời 8 tháng sau đó, vào ngày 11 tháng 5 nưam 1981. Thế giới âm nhạc đã mất đi một trong những đại diện chân thật và tài năng nhất, một con người đa từ khu phố nghèo ở Trenchtown vươn lên khoác trên mình chiếc áo của một sứ giả âm nhạc toàn cầu.


Di sản âm nhạc của Bob Marley để lại quá lớn, không chỉ trong vô số các ca khúc mà ngày nay người ta vẫn còn được nghe dưới dạng phiên bản được remaster mà còn hiện diện trong tinh thần mà Bob đã thổi vào dòng nhạc này, để nó vẫn tồn tại và phát triển cho đến tận ngày nay...

- Tạp chí âm nhạc -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét